Euforia Vienam

Mối quan hệ mở (open relationship) là gì? Nên bước vào mối quan hệ mở hay không?

25 tháng 12 2024
Minh Nguyet Nguyen

Trong thế giới hiện đại, tình yêu không còn bị giới hạn bởi những khuôn mẫu truyền thống. Một trong những kiểu quan hệ đang ngày càng phổ biến là Open Relationship – mối quan hệ mở. Đối với nhiều cặp đôi, mối quan hệ này là cách để tìm kiếm sự tự do cá nhân và cân bằng trong tình yêu. Tuy nhiên, liệu Open Relationship có thực sự phù hợp với bạn? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Open Relationship là gì?

Open Relationship (mối quan hệ mở) là một dạng mối quan hệ tình cảm, trong đó hai người đồng ý duy trì tình yêu với nhau nhưng vẫn có thể có mối quan hệ tình dục hoặc tình cảm với người khác. Người thứ ba có thể là người yêu dự phòng, hoặc bạn tình, nhưng được người trong cuộc chấp nhận, không bị xem là "người thứ ba" phá hoại hạnh phúc của cặp đôi.  Đây là sự lựa chọn dựa trên sự đồng thuận, tôn trọng và giao tiếp cởi mở giữa các bên. 

Mối quan hệ mở không phải là dạng tình yêu truyền thống, nhưng ngày càng được nhiều người quan tâm nhờ tính linh hoạt và khả năng đáp ứng nhu cầu cá nhân trong cuộc sống hiện đại.

Các đặc điểm của Open Relationship

  • Sự đồng thuậnCả hai bên phải hoàn toàn đồng ý với việc xây dựng một mối quan hệ mở. Đây không phải là lựa chọn ép buộc hay một bên chịu thiệt thòi. Sự đồng thuận này cần được duy trì liên tục thông qua giao tiếp và cập nhật mong muốn của cả hai.
  • Thỏa thuận ranh giới rõ ràng: Ranh giới phải được xác định rõ ràng để tránh gây tổn thương cho đối phương. Một số cặp đôi chỉ mở cửa cho đối phương quan hệ tình dục với người khác, trong khi một số người khác chấp nhận cả mối quan hệ tình cảm.
  • Giao tiếp cởi mở: Mối quan hệ mở đòi hỏi sự trung thực cao. Các cặp đôi cần chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và những gì xảy ra ngoài mối quan hệ để tránh hiểu lầm.
  • Không đòng nghĩa với ngoại tình: Open Relationship không phải là lừa dối hay ngoại tình, bởi mọi hành động đều được sự cho phép và đồng ý từ cả hai.

 

Các kiểu quan hệ Open Relationship

Có nhiều kiểu mối quan hệ mở khác nhau, bao gồm:

  • Mối quan hệ nhiều đối tác: Có từ 3 người trở lên cùng tham gia. Họ có thể phát sinh tình cảm, hoặc quan hệ thể xác với người đã ở trong một mối quan hệ mở khác.
  • Mối quan hệ lai: Chỉ một phía muốn trải nghiệm các quan hệ "ngoài luồng", trong khi người còn lại thì không. Cả hai đã đạt thỏa thuận nên không bị xem là ngoại tình.
  • Swinging: Những người trong mối quan hệ xem việc giải quyết nhu cầu sinh lý là một việc bình thường. Đó như một hoạt động giải trí, và có khả năng tăng sự hứng thú cho mối quan hệ chính thức. Nhiều cặp vợ chồng xem đây là giải pháp lành mạnh để củng cố mối quan hệ.

 

Ưu điểm, nhược điểm của mối quan hệ mở

Lợi ích của Open Relationship

  • Giảm áp lực trong mối quan hệ chính: Việc cho phép đối phương kết nối với người khác có thể giảm áp lực về việc đáp ứng toàn bộ nhu cầu tình cảm và tình dục cho đối phương.
  • Khám phá bản thân: Mối quan hệ mở giúp mỗi người khám phá nhu cầu cá nhân, sở thích, và mở rộng mạng lưới xã hội của mình
  • Tăng cường giao tiếp: Open Relationship đòi hỏi cả hai phải giao tiếp thường xuyên, qua đó cải thiện sự thấu hiểu và tin tưởng.

 

​​​​​​​

Tác hại tiềm ẩn của Open Relationship

  • Ghen tuông và bất an: Dù đã thỏa thuận, việc đối phương gắn bó với người khác có thể dẫn đến cảm giác ghen tuông hoặc bất an, nhất là nếu giao tiếp không tốt.
  • Nguy cơ rạn nứt tình cảm: Nếu một bên bắt đầu yêu sâu đậm người khác hoặc không còn cảm xúc với mối quan hệ chính, điều này có thể dẫn đến đổ vỡ.
  • Rủi ro sức khỏe: Mối quan hệ mở có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục nếu không áp dụng biện pháp bảo vệ phù hợp như bao cao su.
  • Dễ bị mọi người xung quanh đánh giá: Ở các nước phương Đông, đặc biệt là Việt Nam, quan hệ một vợ một chồng được đề cao, nên open relationship thường được cho là không phù hợp và dễ bị người xung quanh phản đối, đánh giá.

​​​​​​​

​​​​​​​

Tôi có nên bước vào mối quan hệ mở không?

Bạn có thể tự hỏi bản thân những câu sau trước khi quyết định có tham gia vào open relationship hay không

  • Cân nhắc ưu và nhược điểm: Hãy nghĩ đến cảm xúc, nhu cầu và giá trị cá nhân của bạn. Open Relationship không phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt nếu bạn đề cao sự mối quan hệ 1-1.
  • Hỏi chính mình: Liệu bạn có cảm thấy thoải mái khi đối phương gặp gỡ người khác? Bạn có sẵn sàng đối mặt với những cảm giác không an toàn, bị người xung quanh bàn tán, thậm chí phản đối?
  • Ranh giới, kì vọng: Bạn đã hiểu rõ những ranh giới và kì vọng của bản thân mình trong một mối quan hệ chưa, có sẵn sàng chia sẻ nó với đối phương một cách cởi mở không?

​​​​​​​

​​​​​​​

Open Relationship là một dạng mối quan hệ hiện đại, phù hợp với những người coi trọng tự do cá nhân và sự linh hoạt trong tình yêu. Tuy nhiên, để duy trì một mối quan hệ mở thành công, cả hai cần giao tiếp minh bạch, đồng thuận và luôn tôn trọng cảm xúc của nhau. Dù lựa chọn của bạn là gì, điều quan trọng nhất vẫn là tìm được cách yêu phù hợp với bản thân và đối phương, giúp cả hai cảm thấy hạnh phúc và thoải mái trong tình yêu.

Xem thêm các bài viết khác:

 

Để mua các sản phẩm của Euforia, các bạn đặt hàng trực tiếp trên website, liên hệ thông qua hotline, inbox fanpage hoặc Instagram.

Tin liên quan

zalo instagram Messenger